ĐƯỜNG VỀ XỨ ĐẠO

0 Comments


ĐƯỜNG VỀ XỨ ĐẠO

Là một tên gọi cùng tên trong tác phấm tiểu thuyết của nhà văn Trần Hồng Giang, một người đặc biệt trong những người đặc biệt của những người con Nam Định, người có đóng góp cho sự nghiệp văn học của nước nhà. Thể hiện sự trân quý và kính trọng với nhà văn, Doanh Nhân du lịch với giải nhì ý tưởng sáng tạo tiểu vùng sông Mê Koong về mô hình gắn với cộng đồng Ecohost đã đưa vào chương trình du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực du lịch nông nghiệp mà chị tâm huyết với những điều đặc biệt nhất đưa vào tours với tựa đề tour cùng tên “Đường về xứ đạo”

Xứ Đạo ở đây được hiểu không chỉ là đạo Công Giáo, mà Nam Định còn được biết đến và đặc biệt ở chỗ các đạo lý hay gọi tắt là “ĐẠO” đều được hưởng những thứ đặc biệt không ở đâu có:

1, Đạo Mẫu – là mảnh đất của Phủ Dầy – nơi có mẫu Liễu Hạnh được nhiều người biết đến – Nam Định hưởng một nền văn hóa đạo mẫu nguyên thủy của người Việt hay còn nói cách khác “Đạo mẫu” là đạo nguyên bản của người Việt không du nhập từ nước ngoài như các đạo khác đang có tại Việt Nam. Trong đó Tín ngưỡng thờ mẫu được unesco vinh danh là hình thức thực hành tín ngưỡng thờ mẫu là di sản phi vật thể của nhân loại!

2, Đạo thờ Đức Thánh Trần – Nam Định có một câu là Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ, những ngày lễ trọng này toàn thể người Nam Định ai cũng coi trọng và để tâm đi cúng lễ nghiêm trang. Đền Trần là một trong những đền thờ tâm linh rất linh thiêng của vương triều Trần nơi quê hương của Đước Thánh Trần tại Bảo Lộc được người người nhà nhà nghiêm kính vào mỗi dịp lễ và đặc biệt là ngày xin ấn đền trần lừng danh.

3, Đạo Phật – được du nhập vào Việt Nam và phát triển hưng thịnh nhất vào vương triều Trần – được coi là vương triều hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam – triều Trần tồn tại lâu dài nhất với 225 năm lịch sử trị vì và mang lại cho Nam Định rất nhiều những tên tuổi như Hành Cung Thiên Trường – Các khoa thi Hương thị Hội đều được tổ chức tại đây và các ngày thiết triều quan trọng cũng được về đây để tổ chức – ngày nay những giá trị văn hóa ấy vẫn truyền nối con cháu đời đời theo gương

4, Đạo Thiên Chúa – cũng là nơi đầu tiên đặt chân của người Bồ Đào Nha đến đây năm 1533 – tiến sỹ Iniku đã phát triển từ đền Thánh Ninh Cường ra các trung tâm công giáo lớn nhất trong cả nước và dần dần được phát triển rộng khắp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng ven biển Nam Định

5, Đạo thờ cúng tổ tiên – Người Việt có tục lệ thờ cúng tổ tiên mà không phải nước nào cũng có – nhưng hình thức thờ cúng tổ tiên có lẽ được phát triển nhất chính tại các huyện Hải Hậu Nam Định tiêu biểu là có rất nhiều nhà thờ từ tổ được người Nam Định xây dựng để nhằm việc thờ tự gia tiên và thờ theo gia phả với các nghi thức tế lễ tháng chạp và tháng bảy âm lịch với lễ tế Nam Tế Nữ rất linh đình và trân trọng.

6, Đạo Tôn Sư – Trọng Đạo không chỉ tồn tại ở các hình thể tín ngưỡng như trên mà người Nam Định còn coi trọng những người thày đã dậy bảo mình lên người cho nên người dân nơi đây bao giờ cũng có câu “Mùng một tết cha, mùng 2 tết chú, mùng 3 tết thày” những người được yêu thương kính trọng trong gia đình ắt là hiển nhiên nhưng người Thầy là người cũng được quý trọng trong hàng 3 nhân vật quan trọng của mọi người dân Nam Định. Tôn sư trọng đạo còn biểu hiện ở kết quả học tập và những bằng khen, những bảng danh giao sư tiến sỹ dài dàng dặc và những nét đẹp văn hóa bình dị trong đời thường của người dân nơi đây

Ý nói của chương trình ở đây không chỉ là “Đường về xứ đạo” đơn thuần mà còn là chương trình hướng tới một vùng quê với nền văn hóa đặc sắc, nơi có những hoạt động văn nghệ thể dục thể thao lớn trên cả nước và là nơi có được nhiều người chịu thương chịu khó cần cù lao động, vùng đất đẹp lên thơ không nằm ở cảnh quan mà lằm ở vẻ đẹp của văn hóa của sức lao động không ngừng nghỉ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *